Bài đăng

CƠN ÁC MỘNG CỦA CON

Hình ảnh
Mẹ, đêm qua con đang ngủ thì bị giật mình thức giấc, khoảng chừng nửa đêm, rồi từ đó không ngủ lại được nữa cho đến khi trời gần sáng mới thiếp đi. Và trong lúc thiếp đi đó, con lại mơ thấy mẹ. Việc thấy mẹ trong mơ, lâu lâu xảy đến một lần, nhưng lạ là hầu như lần nào con mơ thấy mẹ đều là những cơn ác mộng. Gọi là cơn ác mộng vì nó để lại cảm giác sợ hãi và muộn phiền. Trong mơ, có lần con thấy mình còn bé lắm, chẳng làm gì nên tội cả, thế mà với sắc mặt giận dữ, mẹ đuổi con đi. Con không thể toan tính được gì hơn, không biết sẽ đi đâu. Buồn lắm! Rồi ngồi xuống khóc. Lần khác thì thấy mẹ chết, nằm trong quan tài, mắt nhắm nghiền, khuôn mặt lạnh tanh. Con ôm cái nắp quan tài đi từ dưới bếp lên đậy vào cho mẹ, nước mắt giàn dụa với nỗi xót xa không gì bằng. Con ước gì đây chỉ là giấc mơ. May thay đó là giấc mơ thật. Lần khác nữa con mơ thấy mẹ bỏ nhà đi đâu biệt tăm, vắng cả mấy tháng mấy năm cơ đấy. Con muốn đi tìm nhưng không biết tìm đâu, không biết đâu mà tìm. Con cứ ngong ngóng mã...

CƯỚI VỢ

Hình ảnh
  Đi đâu cho thiếp theo cùng, Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam. Cứ tưởng câu ca dao này, người ta thuộc chỉ là để thuộc. Họ để dành đó, và đọc ra cách ngẫu hứng trong những lúc bông đùa hoặc có khi người ta dùng nó làm câu mào đầu trong những phát biểu tại các tục lệ cưới hỏi dân gian của những người làm công việc dẫn chương trình. Thế nhưng người phụ nữ đó đã dùng câu ca dao này, trước mặt bạn bè, để bày tỏ sự đồng ý của mình về việc làm vợ anh. Lần đó, anh cũng tưởng đó là lời nói cợt nhả mà cô ả chỉ buột miệng khi quá chén nơi bàn tiệc. Nhưng lại là thật. Rồi một đám cưới long trọng diễn ra, đánh dấu cho cuộc hôn nhân được bắt đầu. *** Chiều ngả xuống. Hoàng hôn. Cuối chân trời chỉ còn là một vệt sáng dài màu đỏ ối. Ánh sáng dịu nhẹ pha chút mờ tối nhưng còn soi rõ khoảng sân hẹp, hắt chút nhợt hồng lên bức tường gạch cũ kỹ mà lớp áo si-măng, từng mảng đã bong tróc, để lộ ra những thớ gạch bạc màu, cũ mốc. Có lẽ căn nhà này đã nhiều năm không tu sửa. Người đàn ông ngồi dựa ...

CHỈ LÀ... YÊU

Hình ảnh
  Xe chuyển bánh. Những người tiễn đưa giơ tay vẫy chào lần cuối. Mọi thứ quen thuộc dần trôi xa, rồi khuất tầm mắt. Anh không ngoái lại phía sau nữa, hướng về phía trước, đầu hơi cúi xuống và thế là nước mắt rơi. Những giọt nước mắt âm thầm, chầm chậm, dịu dàng lăn trên gò má như những vết xước, như cứa vào lòng. Con người khóc, hành động đó dường như trải dài suốt cuộc đời của họ; nhưng thường là nhiều khi còn non trẻ. Mới được sinh ra đã khóc, không khóc thì bà mụ phát vào mông mấy cái để cho phải khóc; thiếu sữa đòi ăn cũng khóc; trời nóng trời lạnh cũng khóc; bò cũng khóc; đi cũng khóc; mẹ đánh cho khóc; bố chửi cho khóc; bạn bè chọc ghẹo, đánh nhau rồi khóc; yêu người ta, khóc; người ta yêu cũng khóc; chia ly, khóc; xum họp, khóc; đau bệnh, khóc; thất bại, khóc và khi chết thì người khác khóc. Phải chăng vì sống ở đời toàn là phải khóc nên mới có kết luận rằng: “đời là bể khổ” ?! Đến khi trưởng thành thì người ta ít khóc hơn, bởi cái sĩ diện vì đã là người lớn nên phải mạnh...

Góc bếp

Hình ảnh
  Ngày mai lại đi, để lại nơi góc bếp tối tăm và dột hắt đó một sự chờ đợi ngày được tái ngộ. Thời gian cứ lặng lẽ, con người bạc màu tóc, cỏ cây cỗi già, đến góc bếp cũng ra tàn tạ. Bếp, là bếp củi, nếu được làm bằng một cái lò đất nung, hay một cái kiếng sắt ba chân thì đã là sang; còn nếu không thì ba hòn đá xếp thành hình tam giác cũng ra một cái bếp. Thôi thì làm sao cũng được, miễn là đặt cái xoong, cái chảo lên vững vàng để nấu nướng là tốt; là ra cái bếp rồi. Có lẽ không ai sống trong đời này không biết đến cái bếp. Nhưng mỗi người lại có cảm nhận riêng về cái bếp trong mình. Tuổi thơ nào đó gắn liến với góc bếp: người lớn đi làm cả, đứa trẻ con ở nhà với cái bếp vừa là bạn vừa là gánh nặng của nhau. Cho nên, góc bếp là một khoảng không gian nhiều kỷ niệm. Một buổi sớm trời lạnh, mưa phùn, đứa trẻ con thiếu hơi ấm, giật mình thức giấc, lò dò xuống bếp, sà vào ngồi sát bên cạnh mẹ, đối diện với cái bếp đang rực lửa; trong lòng bếp xác cây đậu nành đang cháy, nổ lách tá...

TẾT VÀ MẸ

Hình ảnh
Nhà mẹ vẫn thường chuẩn bị cơm chiều Ba mươi tết, đó là bữa cơm tất niên. Rồi cũng chuẩn bị cơm vào trưa mùng Một tết, đó là bữa cơm mừng năm mới cùng tất cả các con. Con của mẹ đã lớn hết và theo hoàn cảnh mà mỗi đứa một nơi, cho nên nhà mẹ neo người. Chỉ khi lễ tết chúng mới tụ họp lại, cả những đứa ở gần lẫn những đứa ở xa. Những đứa ở xa thì có đứa đã lập gia đình, ra sống riêng, cách xa mẹ. Một số đứa vẫn còn “ở” với mẹ nhưng chúng lại đi làm, đi học ở nơi khác, lễ tết mới trở về, thì cũng gọi là xa. Năm nay cũng như mọi năm, những đứa con ở xa về nhà, mẹ hỏi chuyện làm cơm cuối năm và đầu năm. Chúng lưỡng lự. Mẹ buồn! Dịch bệnh Covid tái bùng phát, kinh tế nghèo túng, chúng lại mệt mỏi trong trong việc làm ăn, học tập và thế là có thêm lý do cho chúng lười nhác. Cơm chiều Ba mươi tết đã bỏ, thôi nấu, đến cơm trưa mùng Một, đầu năm, cũng không sao? Không phải là mẹ tham ăn nhưng là mẹ ham vui, mẹ ham vui như một đứa trẻ con hiếu động thích đông người. Mẹ thích các con. Cả mộ...

Tình Thi

Hình ảnh
Này thi ơi, Ta biết nhau từ ngày còn ngây dại Lúc chúng mình mới học chữ O tròn Thủa không dép, giờ cũng sắp không dép Đã yêu em từ trẻ nít ranh con.   Ngày gặp nhau mình còn lơ thơ quá Biết gì đâu nghĩ đời đẹp về sau Anh gắng bước dìu em trong hoa lá Mỗi năm trôi là mỗi lúc ứa màu   Nắm tay thi lúc trời chưa tỏ mặt Nắm tay em khi nắng tắt hoàng hôn Anh ôm thi vào lòng sâu đêm tối. Tự tình em cho đời dại, ta khôn   Cứ cuối xuân ta lại quấn quít thêm Anh e sợ mình mất nhau, sợ quá! Anh giữ chặt, cuốn mình trong kén lá Lấy tơ lòng trải kín lên sách đèn   Đời lắc lư con súc sắc đảo điên Em vẫn cứ một lòng mang chung thủy Thi ơi thi, em tuyệt trần đến thế? Anh si khờ uông dại cắn vào em.   Khối tình này trinh bạch đến hom hem Anh tiều tụy võ vàng làm văn sĩ Đã nhiều lần thu mình lại, trộm nghĩ Hay ta dừng, để xuống, anh ra đi?   Mối tình nào chia ly mang đau khổ Mối tình mình sao gắn bó đau thương ...

TÌNH VỪA MỚI

Hình ảnh
    T ôi và em, một mảnh tình vừa mới Nhưng vô duyên, chợt tới đã vội xa. Khoảng thâm nâu lũng úa dấu ngọc ngà, Nghe khúc mắc âm vang không lời đáp. Gặp mặt nhau đâu là ngày tháng trước, Một lần thôi rồi tàm tạm chia ly Lần gặp ấy, lẻn vào lòng chút gì Theo muốn hướng, phục mình nằm chờ đợi. Trái đất tròn, một đường đi thẳng mãi, Rồi có ngày sẽ gặp tại nơi xưa. Đến hôm nay, sau bao năm chang trải Ta trở về trong nắng sớm mưa thưa. Gặp lại người lòng trồi lên mầm sống. Một cây non trong góc tối không ngờ. Cái “chút gì” của ngày trước vẩn vơ, Là hạt giống tình yêu nay nảy lộc. Ta yêu người mà không biết mình ngốc. Ôi cuộc tình như thuốc độc, ớt cay. Hơn một lần dằn lòng những lỡ say, Nên cuồng quay chẳng biết đâu ngã rẽ. Ta yêu em cái hoang sơ cả thể. Ta yêu em chỉ một nụ cười thôi. Ta yêu em trầm canh dài tiếng thở. Ta yêu em giấc thưa chợt nhớ người. Biết mình yêu thì biết mình sầu đau. Biết em tôi đã v...